1973 – 2002

VIỆN NGHIÊN CỨU

  • Năm 1973: Phân Viện Nghiên cứu Thiết kế máy công cụ được thành lập ngày 23/5/1973, trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim
  • Năm 1979: Phân Viện được chuyển thành Viện Nghiên cứu và thiết kế máy công cụ và dụng cụ (gọi tắt là Viện Máy Công cụ và Dụng cụ) trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim
  • Năm 1984: Khởi công xây dựng trụ sở mới của Viện tại phố Láng Hạ và chính thức chuyển về trụ sở mới năm 1987.
  • Xây dựng và bảo vệ thành công Dự án VIE87/021 về công nghệ gia công khuôn mẫu chính xác trên máy công cụ CNC và đào tạo CAD/CAM. Viện chuyển về trực thuộc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp năm 1990.
  • Tiếp tục triển khai thế mạnh của Viện về nghiên cứu cơ khí truyền thống, tiếp nhận thành công Dự án về thiết kế chế tạo khuôn mẫu và công nghệ CAD/CAM; ứng dụng trong sản xuất công nghiệp
  • Năm 1993: Viện được đổi tên thành Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (Viện IMI)
  • Năm 1998: Thành lập Phân Viện trực thuộc Viện tại TP. Hồ Chí Minh
  • Năm 1999: Viện IMI được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ kỹ thuật cơ khí; xây dựng được chiến lược đào tạo nguồn nhân lực về cơ điện tử, tự đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có học vị tiến sỹ và kết hợp đào tạo đại học.
  • Năm 1999: Xây dựng PTN công nghệ đặc biệt (Tạo mẫu nhanh, cắt và làm sạch bằng tia nước áp suất cao).

2002 – 2012

THỜI KỲ THÍ ĐIỂM DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

  • 2002-2010: DOANH NGHIỆP KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ – VIỆN NGHIÊN CỨU.
  • Năm 2002: Thí điểm chuyển đổi từ Viện nghiên cứu sang doanh nghiệp KH&CN  thí điểm tổ chức theo mô hình Công ty mẹ  – Công ty con với các trung   tâm nghiên cứu, đào tạo tại công ty mẹ và hệ thống công ty thành viên   sản xuất các sản phẩm cơ điện tử.
  • Năm 2003: những nghiên cứu sinh đầu tiên thuộc khóa I của Viện IMI bảo vệ  thành công luận án tiến sĩ cấp nhà nước.
  • Năm 2005:  Vinh dự đón nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ đợt 3 (cho Cụm công trình 51 sản phẩm cơ điện tử).

  Vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.

  • Năm 2006: Đầu tư, xây dựng, hoàn thiện hệ thống phòng thí nghiệm tiên tiến: Cơ điện tử (Quang cơ điện tử, tự động lập trình và điều khiển, động lực học và chẩn đoán trạng thái), Công nghệ đặc biệt ( thí nghiệm laser, tạo mẫu    nhanh, cắt và làm sạch bằng tia nước áp suất cao…).

Ký thoả thuận hợp tác và xây dựng chương trình đào tạo cử nhân  ngành Cơ Điện tử, phối hợp với Trường đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia  Hà Nội.

  • Đến năm 2008: Viện IMI đã cơ bản hoàn chỉnh mô hình gắn kết Nghiên cứu – Đào tạo – Chuyển giao – Sản xuất – Thị trường bằng việc các trung tâm nghiên cứu (R&D), chuyển giao vào sản xuất và phát triển thị trường cho các công ty thành viên của Viện.
  • Năm 2009: vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động
  • 2010-2012: DOANH NGHIỆP KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ – CÔNG TY TNHH MTV.
  • Năm 2010: Viện đổi tên thành Công ty TNHH Một Thành viên Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp, 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp hoạt động Khoa học và Công nghệ tổ chức theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con.

Công trình “ Nghiên cứu đổi mới công nghệ sản xuất găng tay phẫu thuật y tế từ cao su thiên nhiên Việt Nam” có sự tham gia của tập thể cán bộ khoa học Viện IMI đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010.

  • Năm 2012: Thực hiện nhiều nghiên cứu mới trong lĩnh vực thiết bị y tế thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế, cấp Quốc gia về các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X dùng trong y tế (Máy chụp X quang, máy đo độ loãng xương toàn thân bằng tia X,…). Xây dựng Phòng thí nghiệm công nghệ Tia X.

2013 ĐẾN NAY

DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ – CÔNG TY CỔ PHẦN

Từ ngày 27/12/2013 , Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp chính  thức chuyển đổi thành Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hình thức Công ty cổ phần.

Viện được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhì năm 2013

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác Quốc tế:

– Làm đại diện độc quyền và đại diện thương mại tại Việt Nam của nhiều hãng lớn trên thế giới.

-Mở rộng tham gia các hội thảo khoa học, diễn đàn kinh tế, …

-Tổ chức nhiều hội thảo và các khóa đào tạo Quốc tế tại Viện IMI.

Phối hợp đào tạo Cao học ngành Cơ điện tử với ĐHCN – ĐHQG Hà Nội năm 2015 (tiếp nối công tác hợp tác đào tạo Đại học ngành Cơ điện tử từ 2006).

Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm cơ điện tử truyền thống trong các lĩnh vực: Máy công cụ và thiết bị CNC, Máy và thiết bị xây dựng, Thiết bị Công nghiệp, công nghệ và thiết bị môi trường, dây chuyền, máy móc chế biến nông sản và dược liệu, thiết bị y tế, …

Nghiên cứu, phát triển công nghệ mới trong các lĩnh vực khác:

-Các thiết bị chẩn đoán hình ảnh y tế sử dụng tia X(Máy đo loãng xương toàn thân bằng tia X, máy chụp X quang răng toàn cảnh).

-Các thiết bị phục vụ công tác bào chế thu đông dược, trong đó một số thiết bị  sử dụng công nghệ sấy bằng hồng ngoại của CHLB Đức.

-Các thiết bị cơ điện tử trong lĩnh vực khai thác, chế biến các sản phẩm nông – lâm nghiệp

-Dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia.

-Các hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghiệp phục vụ trong các nhà máy và dự án: Sản xuất giấy, xi măng, hóa chất, phân bón,…; Các dự án năng lượng, môi trường, và tòa nhà thông minh (BMS);…